Search

Lịch sử

Lịch sử của Gaya [Công nguyên năm thứ 1 đến thế kỷ thứ 6]

History of Gaya Confederacy (photo)
  • Gaya tồn tại ở nơi mà hiện nay là Gimhae. Vùng Gaya tồn tại trong thời kỳ mà thường được gọi là thời đại Tam Quốc, trong đó ba nước có tên Goguryeo, Baekje, và Silla, và Gaya thường bị bỏ sót trong lịch sử. Tuy nhiên, ba nước này không phải là những nước duy nhất tồn tại vào thời đó. Tên Gaya nên được phục hồi trong thời kỳ lịch sử đó để lịch sử cổ xưa Hàn Quốc được hoàn thiện. Mặc dù vậy, vì Gaya không thể thay thế tên của thời đại Tam Quốc, nên Gaya sẽ vẫn là tên cũ của vùng Gimhae theo quan điểm lịch sử riêng. Vùng Gaya để chỉ thời kỳ mà nhiều nước của Gaya được thành lập và tồn tại trong khoảng 600 năm từ trước Công nguyên đến thời đại của Daegaya vào năm 532 và đến cuối thời Goryeong Daegaya vào năm 562.

Gimhae Buncheonsagi [Year 1400 – 1510]

Gimhae Buncheonsagi (photo)
  • “Buncheongsagi” (đồ gốm Buncheong) là từ viết tắt của “Buncheonghwecheongsagi” được Go You-seup đặt tên, vì được làm từ đất sét hwecheong và đất sét trắng, khác với “Misima” được dùng tại Nhật Bản. Đồ gốm Buncheongsagi được làm từ giữa triều đại Goryeo thuộc thế kỷ 14, được làm theo phong cách gốm cheongja, là dòng gốm sứ đang dần không còn được lưu giữ. Đến đầu thế kỷ 15 triều đại Joseon, đồ gốm Bucheongsagi đã phát triển nhiều hơn nhiều với vẻ đẹp riêng và có phần phát triển hơn đồ gốm Goryeo cheongja trước đây. Nhiều kỹ thuật trong việc làm đồ gốm Buncheongsagi được sáng tạo và đưa vào sử dụng trong thời vua Sejong, và ngành sản xuất đồ gốm Hàn Quốc đã thực sự có chỗ đứng trong lịch sử. Vào cuối thế kỷ 15, những lò gốm Buncheongsagi trên khắp cả nước dần ngừng hoạt động vì số lượng Guanyao những lò gốm sản xuất trực tiếp cho triều đình ngày một gia tăng. Vì vậy, cho tới cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16, những lò gốm Buncheongsagi chỉ tồn tại với quy mô nhỏ và sau đó dần dần chuyển sang sản xuất đồ sứ trắng.

Tướng quân của đội quân đỏ và Chungiksa [Ngày 13, tháng 4, năm 1592]

General in Red and Chungiksa (photo)
  • Địa chỉ : 1 Chungi-ro, Uiryeong-eup, Uiryeong-gu (467-2 Jungdong-ri, Uiryeong-eup, Uiryeong-gun)
  • Chungiksa lưu giữ những bài vị kỷ niệm của vị tướng quân chỉ huy đội quân mặc đồ đỏ là tướng Gwak Jae-u và 17 tưỡng lĩnh khác, những người lãnh đạo lực lượng dân quân đầu tiên của đất nước (“Uibyeong”).

Nongae [Tháng 6, năm 1593]

Nongae (photo)
  • Trong thời kỳ Nhật Bản xâm lược Hàn Quốc năm 1592, Nhật Bản khởi đầu bằng trận chiến Pháo đài Jinjuseong lần hai vào tháng 6 năm 1593 với 120 nghìn quân, sau đợt tiến đánh Hàn Quốc trong trận chiến Pháo đài Jinjuseong lần thứ nhất vào tháng 10 năm1592. Trong trận chiến thứ hai, Nhật Bản đã thành công trong việc chiếm được pháo đài Jinjuseong đánh bại trên 70 nghìn quân Hàn Quốc. Sau khi khu vực bị Nhật Bản xâm lược, Nongae quyến rũ tướng quân của quân đội Nhật Bản và ôm lấy ông và cả hai rơi xuống vách đá, thiệt mạng.

Hội trường văn học Cheongma [Năm 1908 ~ năm 1967]

Cheongma Literature Hall (photo)
  • Địa chỉ : 82 Mangil 1-gil, Tongyeong-si (Jeongryeang-dong)
  • Hội trường văn học Cheongma được thành lập để gìn giữ, kế thừa và phát triển tinh thần văn hóa của Yu Chi-hwan, một nhà thơ hàng đầu của thế kỷ 20 của Hàn Quốc. Hội trường Văn học được mở vào tháng 01 năm 2000 bên bờ biển Mangilbong trên diện tích 4.026m2 với những hình ảnh tái hiện lại nơi nhà thơ từng sinh sống.

Masan Samjin Uigeo [Year 1919]

Masan Samjin Uigeo (photo)
  • Samjin Uigeo (Phong trào độc lập Samjin) là một phong trào đấu trang nhân dân khởi xướng bởi những người dân của Jinjeon, Jinboek, và Jindong chống lại Nhật Bản khi Phong trào Độc lập Sam-il (Phong trào độc lập ngày 01 tháng 03) đang mở rộng thành phong trào đấu tranh trên toàn quốc. Samjin Uigeo là một trong những phong trào nhân dân trong 4 phong trào đấu tranh trong năm Gimi cùng với các phong trào Jae-amri ở Suwon, Suncheon-eup Uigeo tại Pyeongan-do, Su-an Uigeo tại Hwanghae-do. 8 người đã hy sinh và 22 người bị thương trong phong trào Samjin Uigeo. Những người yêu nước đã hy sinh tại Samjin Uigeo gồm Kim Sudong, Beon Gapsup, Kim Yeonghwan, Go Myeo-ju, Lee Gibong, Kim Ho-hyeon và Hong Do-ik. Họ được công nhận là 8 liệt sĩ hy sinh vì đất nước, phần mộ tưởng nhớ họ được xây dựng tại vị trí đối diện với Nhà thờ Sadong vào năm 1946 và tháp Changui được xây dựng vào tháng 10 năm 1963 tại nơi mà 8 liệt sĩ đã hy sin. 8 liệt sĩ của đất nước được chính phủ biểu dương vào năm 1968 vì tinh thần yêu nước. Ngay tại nơi mà 8 liệt sĩ đã hy sinh tại Sadong-ri, Jindong-myeon, tháp Chang-ui được xây dựng vào năm 1963, nghĩa trang dành cho 8 liệt sĩ cũng được đặt tại nơi tưởng niệm phong trào ngày 1 tháng 3.

Vụ thảm sát Geochang [Tháng 7 ~ tháng 12 năm 1951]

Geochang Massacre (photo)
  • Địa chỉ : 2924 Sincha-ro, Shinwon-myeon, Geochang-gun (551 Daehyeon-ri)
  • Vụ t thảm sát Geochang do quân đội Hàn Quốc đã sát hại 719 thường dân vô tội với cái cớ là thanh toán du kích áo đỏ trong hơn 4 ngày từ ngày 9 đến 11 tháng 02 năm 1951.

Công viên Lịch sử của Trại giam Tù binh Geoje [tháng 5 năm 1952]

History Park of Geoje POW Camp (photo)
  • Địa chỉ : 61 Gyeryong-ro, Geoje-si (362 Gohyeon-dong)
  • Trại giam Tù binh Geoje (tù binh chiến tranh) được xây dựng để giam giữ tù binh khi cuộc Nội chiến Triều Tiên diễn ra vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, nằm quanh vùng Geohyeon và Suwol, đây là nơi đã bắt giữ khoảng 170,3 nghìn tù binh gồm 150 nghìn tù binh Bắc Triều Tiên, 20 nghìn tù binh Trung Quốc và 300 tù binh nữ. Trại giam tù binh Geoje là nơi xung đột tư tưởng của thời kỳ Chiến tranh lạnh, nơi thường xuyên xảy ra những vụ sát hại giữa những “tù binh chống cộng sản” và “những tù binh ủng hộ cộng sản”.

3.15 Phong trào Dân chủ Masan [Năm 1960]

3.15 Masan Democracy Movement (photo)
  • Địa chỉ : Nghĩa trang của những người nổi dậy đòi dân chủ quốc gia ngày 15 tháng 3, tại số 75, 3.15 Seungyeok-ro, Masanhoewon-gu, Changwon-si
  • Phong trào bùng nổ do người dân và sinh viên của Masan chống lại chính phủ Lee Seungmam đang có âm mưu gian lận trong bầu cử vào ngày 15 tháng 03 năm 1960 để duy trì sự độc tài của Đảng Tự do. Sau phong trào thứ nhất vào ngày 15 tháng 3, thi thể của Kim Ju-yeol, người bị bình hơi cay đập vào đầu và mất tích sau phong trào thứ nhất, nổi lên mặt biển tại cầu tàu Masan Jungang vào ngày 11 tháng 4, từ đó phong trào dân chủ thứ hai bùng nổ. Trong phong trào đấu tranh lần hai, 12 người bị sát hại và 250 người bị cảnh sát bắn hoặc bắt giam, tra tấn. Phong trào dân chủ Masan đã dẫn đến cuộc cách mạng ngày 19 tháng 4 chấm dứt chế độ độc tài của Lee Seungman. Phong trào Dân chủ Masan 3.15 đã để lại dấu ấn là phong trào đấu tranh đòi dân chủ đầu tiên ở Hàn Quốc, tạo nên nền tảng cho sự theo đuổi tự do, dân chủ và công lý. Phong trào đã mang dân chủ đến với Hàn Quốc trong lịch sử.
방문자 통계